Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Tất cả ý nghĩa của mã lỗi thường gặp trên máy lạnh LG

Máy lạnh LG đã quá đỗi quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên khi sử dụng máy lạnh LG chắc hẳn không ít người dùng băn khoăn trước những mã lỗi mà người thường khó mà hiểu được.
Máy lạnh LG

Để giúp cho việc sử dụng điều hòa được dễ dàng hơn, hôm nay lap dieu hoa Bách khoa tại Hà Nội sẽ liệt kê cho các bạn Tất cả ý nghĩa của mã lỗi thường gặp trên máy lạnh LG :

CH01

Miêu tả mã lỗi: Cảm biến đối với nhiệt độ gió vào trong cục trong.
Nguyên nhân: Do hở mạch, mối hàn lổi bên trong mạch do kém chất lượng.

CH02

Miêu tả mã lỗi: Cảm biến đối với nhiệt độ ống vào trong cục trong
Nguyên nhân: Do hở mạch, mối hàn lổi bên trong mạch do kém chất lượng

CH03

Miêu tả mã lỗi: Dây tín hiệu dẫn từ cục trong tới điều khiển (Remote)
Nguyên nhân: kết nối sai, Hở mạch, lỗi điều khiển

CH04

Miêu tả mã lỗi: Công tắc phao hoặc Bơm nước xả
Nguyên nhân: Do Công tắc phao bị mở. Ở tình trạng thường là đóng.

Bạn muốn khắc phục sự cố nhanh chóng, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0123 8866 333 để được phục vụ tốt nhất. Điện lạnh Bách Khoa vệ sinh máy lạnh miễn phí.

CH05 và CH53

Miêu tả mã lỗi: Là Tín hiệu kết nối giữa cục ngoài và cục trong
Nguyên nhân: Do đường truyền tín hiệu yếu

CH06

Miêu tả mã lỗi: Là Cảm biến nhiệt độ của ống ra cục trong.
Nguyên nhân: Do hở mạch, mối hàn kém chất lương nên lổi bên trong mạch.

CH07

Miêu tả mã lỗi: Chế độ vận hành máy không đồng nhất( lỗi này chỉ xảy ra đối với máy lạnh hai chiều).
Nguyên nhân: Cục trong hoạt động chế độ không đồng nhất.

CH09

Miêu tả mã lỗi: loại máy lạnh Inverter: Lỗi board mạch của giàn nóng

CH10

Miêu tả mã lỗi: Lỗi quạt của giàn lạnh inverter.

CH22

Miêu tả mã lỗi: điện áp quá cao, Lỗi cao dòng với lạnh Inverter.

CH23

Miêu tả mã lỗi: Điện áp quá thấp.

CH26

Miêu tả mã lỗi: Block của máy lạnh bị lỗi.

CH27

Miêu tả mã lỗi: Quá tải gây hỏng vi mạch.

CH29

Miêu tả mã lỗi: Máy nén lỗi pha.

CH33

Miêu tả mã lỗi: Nhiệt độ ống đẩy máy nén quá cao (vượt mức 105 oC).
Nguyên nhân: Do Cảm biến nhiệt độ cao ở trên ống đẩy máy nén.

CH41

Miêu tả mã lỗi: Lỗi cảm biến của máy nén.

CH44

Miêu tả mã lỗi: Cảm biến nhiệt độ gió vào.
Nguyên nhân: Do Hở mạch, mối hàn lổi bên trong mạch do chất lượng kém.

CH45

Miêu tả mã lỗi:Cảm biến nhiệt độ ống dàn nóng.
Nguyên nhân: Do hở mạch, mối hàn lổi bên trong mạch do chất lượng kém.

CH46

Miêu tả mã lỗi: Lỗi cảm biến đường về.

CH47

Miêu tả mã lỗi: Cảm biến đối với nhiệt độ ở trên ống đẩy.
Nguyên nhân: Do hở mạch, mối hàn lổi bên trong mạch do chất lượng kém.

CH51

Miêu tả mã lỗi: Quá tải
Nguyên nhân: Do Tổng công suất của các cục trong quá lớn so với cục ngoài.

CH54

Miêu tả mã lỗi: Nhầm pha
Nguyên nhân: Do đấu nhầm đối với dây điện 3 pha.

CH60

Miêu tả mã lỗi: Lỗi IC cắm ở trên mạch của giàn nóng inverter.

CH61

Miêu tả mã lỗi: Dàn nóng không thể thoát nhiệt được.

CH62

Miêu tả mã lỗi: Lỗi nhiệt độ cao tại ic nguồn.

CH67

Miêu tả mã lỗi: Quạt dàn nóng hư hỏng hoặc bị kẹt.

Trên đây là tất cả những mã lỗi thường gặp trên dòng máy điều hòa LG. Nếu bạn không thể khắc phục, hãy 0123 8866 333 gọi ngay cho chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.

Những việc nên làm khi dùng máy lạnh

Với một đất nước nhiệt đới gió mùa, phân mùa rõ rệt và thay đổi thời tiết liên tục như Việt Nam thì chiếc máy lạnh ngày càng được ưa chuộng, nhất là trong mùa hè nóng nực. Tuy vậy, bạn có biết chỉ cần vài sự lưu tâm, hành động nhỏ cũng góp phần nâng cao tuổi thọ cũng như hiệu suất làm lạnh của chiếc máy lạnh nhà bạn?

Những việc nên làm khi dùng máy lạnh:
Những việc nên làm khi dùng máy lạnh

Về cách lắp đặt máy lạnh

Theo nhà cung cấp, dựa vào kiến trúc nội thất của căn phòng mà người dùng cần bố trí lắp điều hòa và đặt giàn lạnh sao cho phù hợp. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, giàn lạnh nhất định phải treo ở độ cao (trên 2.5m) để phần gió lạnh có thể tỏa đều khắp phòng. Tránh việc hướng gió lạnh thổi trực tiếp vào giường hay vị trí ngồi trong phòng khách vì như vây rất dễ gây cảm lạnh cũng như sự khó chịu cho người trong phòng.

Giàn nóng, chúng ta nên treo ở một nơi thông thoáng, tránh trực diện hướng chiếu của mặt trời, vị trí lắp đặt phải thuận tiện cho việc sửa chữa cũng như vệ sinh máy và ống ga. Giàn lạnh và giàn nóng có khoản cách càng gần càng tốt và có sự chênh lệch về độ cao không vượt quá 5m để tránh việc giảm công suất làm lạnh của máy.

Sau khi tắt máy (hoặc xảy ra sự cố mất điện)

Khi máy lạnh bị tắt đột ngột hoặc vừa tiến hành tắt máy, người sử dụng cần đợi 2 phút sau đó mới được mở máy lại, bởi vì nếu chưa đủ thời gian 2 phút đã vội vàng mở máy thì hệ thống lúc này chưa đạt sự thăng bằng áp lực yêu cầu. Như vậy máy không hoạt động được, dòng điện sẽ tăng lên vô cùng lớn, gây ra cháy cầu chì hoặc là nhẩy áp tô mát, gây hại máy hoặc thậm chí hỏng hóc đối với máy điều hòa nhiệt độ.

Một điều nữa cần chú ý là về mùa hè sau khi dùng máy, nhiệt độ sẽ phải được hạ xuống nhanh (khoảng dưới 30 độ C). Nếu sau một thời gian lâu mà nhiệt độ không được hạ xuống như vậy máy lạnh sẽ chạy lâu và dễ gây quá tải, phát sinh sự cố ngoài ý muốn và ảnh hưởng tới tuổi thọ máy. Trong trường hợp này chúng ta cần tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao máy lạnh không giảm nhiệt độ nhanh và tiến hành khắc phục, bảo dưỡng, sửa điều hòa điều hòa càng sớm càng tốt.

Chúc các bạn sử dụng máy lạnh an toàn và hiệu quả!

Những việc làm cấm kỵ khi sử dụng máy lạnh

Máy lạnh ngày nay đã qua quen thuộc đối với gia đình việt tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng máy lạnh sao cho đúng cách. Bài viết sau đây sẽ là lời nhắc nhở hữu ích cho rất nhiều người.
Trước tiên, để máy lạnh làm lạnh tối đa căn phòng bạn cần lắp điều hòa ở vị trí phù hợp với với căn phòng.
Trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý một số việc làm cấm kỵ khi sử dụng máy lạnh:

Sử dụng máy phát điện để cho chạy máy lạnh

Sử dụng máy phát điện để cho chạy máy lạnh.
Hiện tại tình trạng thiếu điện vẫn còn rất phổ biến ở nước ta, nhất là ở vùng nông thôn. Ngoài ra các sự cố về điện cũng có thể làm gián đoạn việc sử dụng điện của người dân. Vì vậy, để khắc phục chuyện này, nhiều gia đình đã dùng máy phát điện để chạy các thiết bị nói chung và điều hòa không khí nói riêng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc này có thể làm cho máy lạnh nhanh bị hỏng hóc.
Giải thích về điều này, chuyên gia của hãng Panasonic cho hay, trên thực tế tần số điện của những chiếc máy phát có thể sai lệch với tần số điện phù hợp cho máy lạnh. Điều này sẽ dẫn tới việc máy lạnh có thể không chạy được. Đáng chú ý hơn, điện áp của máy phát rất không ổn định nên dễ dàng gây chập, cháy bo mạch hoặc máy nén của máy lạnh.
Đối với  những trường hợp sự cố như vậy, bên phía nhà sản xuất hoàn toàn không chịu trách nhiệm dù vẫn đang trong thời hạn bảo hành. Chính vì thế khách hàng khi dùng cần lưu ý để tránh các trường hợp hỏng hóc đáng tiếc có thể xảy ra.

Không bảo trì giàn tản nhiệt
Lâu nay, người dùng máy lạnh chỉ chú ý tới việc bảo dưỡng điều hòa và thường rất ít quan tâm tới việc phải bảo trì bộ phận giàn tản nhiệt (để ở ngoài trời), mà thường chỉ lo lau chùi những thiết bị làm mát ví dụ như quạt gió… Điều này cực kỳ sai lầm.
Cũng theo các chuyên gia Panasonic, người dùng máy lạnh nên tiến hành lau rửa giàn tản nhiệt theo chu kỳ ít nhất một lần/ năm, để bảo đảm được đường thông gió của máy lạnh không bị bít. Bởi khi người dùng không quan tâm vệ sinh loại thiết bị này sẽ khiến suy giảm hiệu quả làm lạnh cũng như giảm độ bền  của máy nén, và cả hóa đơn tiền điện cũng sẽ tăng cao.

Ngoài ra, sau khi khách hàng mua cũng như sử dụng máy lạnh cần đặc biệt lưu ý, chúng ta tuyệt đối không sử dụng những thiết bị phát nhiệt gần máy lạnh. Nguyên nhân ở đây là do các bộ phận bằng nhựa của  chiếc máy lạnh có thể bị tác động của nhiệt độ cao làm biến dạng. Trách sử dụng chiếc máy lạnh vào những mục đích khác ví dụ như bảo quản thực phẩm, làm khô quần áo, nuôi giữ thú vật hay canh tác rau quả, vv…Những cách sử dụng này đều sẽ khiến vô cùng tốn kém điện năng.